In trang này
Khung chương trình đào tạo cấp cử nhân Phật học
Cập nhật ngày: 13/04/2017 12:00:00

Khung chương trình đào tạo cấp cử nhân Phật học

I. Tổng Quát

Trên tinh thần cải cách giáo dục của Ban Giáo Dục Tăng Ni TW – Giáo hội PGVN liên quan đến hệ thống hóa chương trình đào tạo các cấp (Trung cấp, Cao Đẳng, và Học viện) theo hướng liên thông và hòa nhập với nền giáo dục trong nước và thế giới, chương trình đào tạo cấp Cử nhân Phật học của Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Huế được cải cách theo ba tiêu chí sau đây:

  1. Kế thừa và phát triển từ những giá trị và thành tựu của chương trình đào tạo theo học chế niên chỉ đang được áp dụng tại Học viện.
  2. Tạo bước đệm cho việc hòa nhập vào hệ thống giáo dục trong nước và thế giới ở cấp đại học và sau đại học.
  3. Chuẩn bị cơ sở về mặt thiết chế giáo dục cho việc xây dựng và thành lập khung hình đào tạo trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ ở Học viện.

Nhắm đến tiêu chí thứ nhất, hướng cải cách chương trình đào tạo trình độ Cử nhân Phật học của Học viện là vẫn giữ nguyên thiết chế 4 năm / 1 khóa, nhưng các môn học được thiết kế và phân bố linh hoạt hơn. Với tiêu chí thứ hai và thứ ba, các môn học được nhóm thành các học phần chuyên biệt, và phân thành 3 khối kiến thức là khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở ngành và khối kiến thức chuyên ngành, đồng thời hướng tới xây dựng hệ thống mã hóa tên môn học. 

II. Các khối kiến thức

Khối kiến thức chung bao gồm các môn học Ngoại điển liên quan đến Văn, Triết, Sử, Tâm lý, Xã hội, Giáo dục, Tin học, và Ngoại ngữ. Đây là khối kiến thức văn hóa nền và được phân bố chủ yếu vào năm thứ nhất của chương trình. Khối kiến thức cơ sở ngành là khối kiến thức chung liên quan đến Phật học, và được phân bố chủ yếu vào năm thứ hai và thứ ba. 2 năm cuối chủ yếu dành cho các học phần thuộc chuyên ngành Phật học. Theo đây, các môn học được nhóm thành các học phần và khối kiến thức như sau.

  1. Khối kiến thức chung

Stt

Tên môn học

Mã môn học

Số đvht

số tiết

Ghi chú

1

Tiếng Việt thực hành

VIE 1001

2

30

 

2

Phương pháp nghiên cứu và viết luận văn

RES 1002

1

15

 

3

Tin học căn bản

INT 1003

2

45

30 t lý thuyết và 15 t thực hành

4

Văn học Việt Nam

LIT 1004

4

60

 

5

Lịch sử Việt Nam

HIS 1005

4

60

 

6

Văn minh Việt Nam

HIS 1006

2

30

 

7

Triết học Đông - Tây, Mac - Lênin

PHI 1007

3

45

 

8

Luận lý học đại cương

PHI 1008

2

30

 

9

Mỹ học

PHI 1009

2

30

 

10

Giáo dục học đại cương

EDU 1010

2

30

 

11

Tâm lý học đại cương

PSY 1011

2

30

 

12

Xã hội học đại cương

SOC 1012

2

30

 

13

Môi sinh học đại cương

ECO 1013

2

30

 

14

Quản trị hành chính giáo dục

MAN 1014

2

30

 

15

Tôn giáo học

CRS 1015

2

30

(Comparative Religious Studies)

16

Hán – Nôm căn bản

ALS 1017

8

120

 

17

Hán – Nôm nâng cao

ALS 2018

8

120

 

18

Anh ngữ căn bản

ENG 1019

8

120

 

19

Anh ngữ nâng cao

ENG 2020

8

120

 

TC

 

 

 

 

 

 

  1. Khối kiến thức cơ sở ngành

 

Stt

Tên môn học

Mã môn học

Số đvht

số tiết

Ghi chú

1

Phật học cương yếu

BUD 2021

4

60

 

2

Đại cương văn học Pali

BUD 2022

2

30

 

3

Đại cương văn học Hán – Phạn

BUD2023

2

30

 

4

Tư tưởng Tông/bộ phái Phật giáo

BUD 2024

2

30

 

5

Thiền học

BUD 2025

2

30

 

6

Giới học cương yếu

BUD 2026

4

60

 

7

Luật học cương yếu

BUD 2027

4

60

 

8

Văn học Phật giáo Việt Nam

LIT 2028

4

60

 

9

Lịch Sử Phật giáo Việt Nam

HIS 2029

4

60

 

10

Lịch sử Phật giáo thế giới: Ấn, Hoa, Đông Nam Á, Phương Tây

HIS 2030

3

45

 

11

Lịch sử Phật giáo Huế

HIS 2031

2

30

 

12

Pali/Sanskrit

ABL 1016

8

120

(Ancient Buddhist Languages)

12

Hán- Nôm Phật học căn bản

ALS 2031

2

30

 

13

Hán – Nôm Phật học nâng cao

ALS 2032

2

30

 

14

Anh ngữ Phật học căn bản

ENG 2033

2

30

 

15

Anh ngữ Phật học nâng cao

ENG 2034

2

30

 

TC

 

 

 

 

 

 
  1. Khối kiến thức chuyên ngành
 

Stt

Tên môn học

Mã môn học

Số đvht

số tiết

Ghi chú

1

Trường bộ kinh/ Trường A Hàm

BUD 3036

2

30

 

2

Trung Bộ kinh/ Trung A Hàm

BUD 3037

2

30

 

3

Tăng Chi bộ kinh/ Tăng Nhất A Hàm

BUD 3038

2

30

 

4

Tương Ưng / Tạp A Hàm

BUD 3041

2

30

 

5

Luận Thắng Pháp

BUD 3042

2

30

 

6

Luận Thanh Tịnh Đạo

BUD 3043

2

30

 

7

Luận Câu Xá

BUD 3044

4

60

 

8

Kinh Pháp Hoa

BUD 3045

2

30

 

9

Kinh Kim Cang

BUD 3046

2

30

 

10

Kinh Lăng Già

BUD 3047

2

30

 

11

Kinh Thủ Lăng Nghiêm

BUD 3048

2

30

 

12

Kinh Hoa Nghiêm

BUD 3049

2

30

 

13

Thành Duy Thức Luận

BUD 3050

4

60

 

14

Du Già Sư Địa Luận

BUD 3051

2

30

 

15

Trung Quán Luận

BUD 3052

4

60

 

16

Luận Nhân Minh

BUD 3053

2

30

 

TC

 

 

40

600

 

17

Ôn tập tốt nghiệp

 

6

90

 

18

Khóa luận tốt nghiệp

 

7

105

 

19

Thi tốt nghiệp

 

7

105

 

TC

 

 

 

 

 

TC

 

 

 

 

toàn khóa

 

    III. Tổng cấu trúc và thời gian thực hiện chương trình đào tạo

Mỗi niên học được bắt đầu vào tuần đầu tháng 9, và kết thúc vào cuối tháng năm đầu tháng 6, gồm có 9 tháng, tức 36 tuần học, được phân thành 2 học kỳ. Mỗi học kỳ có 4 tháng rưỡi, tức 18 tuần và được phân thành 2 phần học kỳ; mỗi phần học kỳ có 9 tuần học. Mỗi tuần có từ 20 đến 24 tiết học, từ thứ hai đến thứ sáu. Như vậy, mỗi niên học có từ 792 tiết đến 864 tiết học (bao gồm số tiết thực giảng trên lớp, Thiền thực hành, sinh hoạt, ôn tập và thi học kỳ). Tổng số tiết học toàn khóa 4 năm như thế giao động từ 3168 tiết đến 3448 tiết.

IV. Tổng kết

Chương trình đào tạo trình độ Cử nhân Phật học của Học viện chủ yếu dựa trên chương trình do Ban Giáo Dục Tăng Ni TW hoạch định nhưng luôn được điều chỉnh để phù hợp với điều kiện của từng năm học cũng như bổ sung thêm những môn học đặc thù liên quan đến văn hóa xứ Huế và Phật giáo Huế. Ngoài các tiết thực giảng các môn học khác nhau trên lớp, mỗi học kỳ đều có các chương trình ngoại khóa về các đề tài khác nhau, chẳng hạn như Hiến pháp, Pháp lệnh Tôn giáo, sức khỏe cộng đồng, siêu gan vi B, HIV/AIDS, Phật giáo và xã hội đương đại… Các chương trình ngoại khóa này rất quan trọng và cần thiết nhằm giúp tăng bổ thêm kiến thức cho Tăng Ni sinh viên Học viện, những kiến thức mà sẽ cực kỳ hữu ích cho họ sau khi tốt nghiệp về phục vụ tại các phân ngành của giáo hội địa phương. Nói tóm lại, hoạt động đào tạo của Học Viện Phật giáo Việt Nam tại Huế mang tính co giản, tùy theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng học kỳ, từng năm và từng khóa. Tuy nhiên, chương trình đào tạo của Học viện, như Hội Đồng Điều Hành Học Viện xác định, vẫn phải luôn giữ được tính ổn cố để mục tiêu đào tạo của Học viện luôn được bảo đảm.

In trang này